Mụn hình thành do tuyến chân lông tiết ra quá nhiều bã nhờn, trong khi miệng nang lông lại bị bịt kín không thể tiết ra được ứ đọng lại và gây nên mụn.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên mụn
- Sự xáo trộn hormon trong thời kỳ dậy thì, hoặc trong chu kỳ kinh nguyệt. Kích thích các tuyến nhờn trên da phát triển mạnh, làm cho da trở nên nhờn, lỗ chân lông bị bịt kín và gây nên mụn sinh lí.
- Môi trường ô nhiễm, khói bụi độc hại nhiều, thời tiết nóng ẩm cũng khiến cho bề mặt da dễ nổi mụn dị ứng.
- Thường xuyên sử dụng các đồ ăn uống có chất kích thích như cà phê, rượu, thuốc lá, đồ cay cũng làm mụn phát triển nhanh chóng.
- Cuộc sống căng thẳng và áp lực công việc cũng là nhân tố kích thích gây mụn.
- Sử dụng mỹ phẩm không phù hợp và chất lượng không đảm bảo cũng sẽ làm cho da bị kích ứng và sinh ra mụn. Đặc biệt là các sản phẩm làm trắng da, khiến da mỏng, yếu đi, vì thế mà gây mụn “phản vệ” trên da.
Nếu không biết xử lí và giữ gìn đúng cách, bạn có thể làm tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, viêm nhiễm gây nhiễm trùng, làm mủ. Việc dùng tay nặn, hút hoặc lể mụn khiến nguy cơ nhiễm trùng da ở những ổ mụn càng cao. Di chứng thâm, sẹo rỗ là không tránh khỏi. Da mặt bị sẹo gây thiếu thẩm mỹ, bạn sẽ mất tự tin khi giao tiếp trong sinh hoạt và công việc.
2) Một số điều cần tránh khi bị nổi mụn:
Đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay sẽ gây nên mụn
Có thể làm giảm nổi mụn bằng cách:
- Ăn uống điều độ, không lạm dụng những gia vị cay nóng như tiêu, ớt, hành, tỏi hoặc thức uống có tính kích thích như cà phê, trà.
- Nên ăn nhiều rau quả, trái cây để tăng cường thêm chất bổ dưỡng và tránh táo bón.
- Tránh lo lắng, phiền muộn. Sự lạc quan, thoải mái trong cuộc sống là yếu tố quan trọng giúp cải thiện nhiều rối loạn, trong đó có chuyện nổi mụn.
- Rửa mặt hàng ngày khoảng 4-5 lần với nước thường hoặc nước pha muối (pha 1-2 muỗng cà phê muối ăn vào 1 lít nước).
- Lưu ý nếu sử dụng loại xà bông nào không thích hợp với da mặt, làm mụn nổi nhiều hơn thì cần tránh dùng loại đó.
- Luôn đội mũ khi ra nắng.
- Không nên thường xuyên mân mê, nặn bóp mụn vì dễ gây nhiễm trùng và có thể để lại sẹo xấu.
Mụn thường gặp ở tuổi trẻ nhưng vẫn có thể kéo dài đến 40-50 tuổi. Khi mụn tiến triển dai dẳng và mức độ viêm nhiễm nặng, có khi phải dùng đến thuốc trị mụn.