Một bệnh nhân đầu tiên ở Anh vừa được cấy thủy tinh thể nhân tạo loại mới – phát minh đột phá cải thiện thị lực thực tế vượt thang điểm 10. 

 

Bác sĩ Quereshi đang cấy ghép thủy tinh thể nhân tạo. Ảnh: DailyMail.

 


Bác sĩ phẫu thuật mắt Bobby Qureshi, trưởng nhóm nghiên cứu tiên phong tại Bệnh viện Spire Gatwick Park, Anh, mô tả kỹ thuật này là một "bước nhảy vọt lớn lao". 

"Chúng tôi có thể thay đổi thị lực của các bệnh nhân về với thời điểm khi họ còn trẻ", ông nói. 

Theo DailyMail, các bác sĩ thực hiện việc này bằng cách cấy thủy tinh thể vào trong mắt (biện pháp vốn được sử dụng cho bệnh nhân đục nhân mắt) rồi sau đó chỉnh tinh lại tiêu cự. 

Thủy tinh thể nhân tạo được làm từ một biến thể cấu trúc silicon nhạy sáng đặc biệt, cũng là loại đầu tiên có thể được thao tác cho phù hợp sau khi đã cấy vào mắt. Trước đó, người ta gắn chết vào hốc nhãn cầu, khó thay đổi các thông số y tế. 

"Chúng tôi có thể biến thủy tinh thể này thành hai tròng hoặc đa tròng, cũng như tạo cho nó khả năng nhìn xa tốt nhất, giúp các bệnh nhân có thể đọc sách mà không cần kính", bác sĩ Qureshi nói. 

Thủy tinh thể này về mặt lý thuyết có tuổi thọ trên 50 năm, có thể nói là quá đủ để không phải thay cái mới. 

Gill Balfour là một trong những bệnh nhân đầu tiên nhận được thủy tinh thể nhân tạo. Trước kia bà từng bị đục nhân mắt. "Thật không thể tin nổi. Cứ như là nó được làm ra cho đúng bạn vậy, phù hợp một cách hoàn hảo", bà nói.

 

(theo CNN)